Blogroll

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

The mình phổ biến mại dâm mua dâm hơn ngăn cấm

Việc mua dâm ở VN khá phổ biến, các biện pháp răn đe chỉ mang tính chất thủ tục đối với các đối tượng mua dâm và bán dâm. Bao bong da có bài tin về việc công khai danh tính người mua dâm, nên hay không nên?
Theo mình nếu công khai cho hẳn 1 website cho cho răn đe, nhưng lại xảy ra hệ lụy họ không dám ăn bánh trả tiền thì thêm 1 gánh nặng xã hội có là 1 ông chồng nhiều bồ nhí + 1 vợ= nhiều con.
Mặc dù đã có Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, việc xử phạt hành chính đối với gái mại dâm, người mua dâm không đủ sức răn đe khiến tình trạng này vẫn nhức nhối. Vì thế mới đây UBND thành phố Hà Nội đã đề nghị lên Quốc hội thay Pháp lệnh phòng, chống mại dâm bằng Luật phòng, chống mại dâm, đồng thời tăng mức xử phạt hành chính đối với người mua dâm, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục.
Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng vi vọng đây sẽ là một bước tiến mới nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán dâm diễn ra ngày càng nhiều ở Việt Nam hiện nay.
Khi cách xử phạt cũng không đủ sức răn đe
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm... Theo Điều 22 của Pháp lệnh đối với người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, cách xử phạt này quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, nên nhiều gái mại dâm, sau khi bị bắt, bị đưa đi cải tạo hoặc xử phạt hành chính lại tiếp tục quay trở lại hành nghề. Trong khi đó những đối tượng mua dâm không thay đổi hành vi, vẫn tiếp tục tái phạm và có cầu ắt có cung, có người mua thì vẫn có người bán.
Tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm 6 tháng đầu năm vào chiều 22-7, bàn về những vấn đề bất cập này, trên the thao 24h có trích dân lời Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái: “Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: người bán dâm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng nên họ ngầm hiểu là “phạt để tồn tại”. Việc xử phạt như quy định hiện nay hiệu quả răn đe không cao, hầu hết bán dâm vẫn tái phạm”.
Theo ông Thái, sau khi Nghi quyết 24/2012/QH13 của Quốc hội có hiệu lực (Nghị quyết về việc thi hành Luật Xử lý vi phạ hành chính), tình hình mại dâm ở nơi công cộng có xu hướng công khai và gia tăng. Bởi lẽ, việc xử phạt hành chính so với việc đưa đi cải tạo còn có phần “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. So với số tiền kiếm được từ việc bán dâm thì mức phạt nói trên quả thực không đáng là bao.
Hà Nội đề xuất công khai danh tính người mua dâm: Đòn cuối để ngăn chặn người mua bán dâm?
Cũng chính vì thế, để tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế pháp lênh bằng Luật Phòng, chống mại dâm. Hà Nội cũng đã đề nghị bổ sung Điều 22 với nội dung: Tăng mức xử phạt hành chính với người mua dâm, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục. Kiến nghị bổ sung sửa đổi khái niệm bán dâm tại Khoản 1 Điều 3. Sửa cụm từ “giao cấu” thành cụm từ “thỏa mãn tình dục”, để xử lý được hành vi kích dục của người khác giới và hành vi mua bán dâm của người đồng giới.
Đây dường như là cách giải quyết cuối cùng, dù tính răn đe cao bởi có thể giảm lượng người mua dâm, từ đó tác động đến tệ nạn bán dâm. Nhưng với một nước có nền văn hóa trọng lễ nghĩa như Việt Nam, việc công khai người bán dâm cũng gây tranh cãi.
Nhiều ý kiến tranh cãi
Đề xuất này đã được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, có người ủng hộ, nhưng cũng có người phản đối. Có ý kiến cho rằng đề xuất này không thiết thực, không cần thiết và cũng khó có tính khả thi. Việc công khai danh tính người mua dâm chỉ có ý nghĩa với những cán bộ, đảng viên, lại “tốn” thêm công văn giấy tờ để gửi về cơ quan tổ chức. Chưa kể việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự đời tư, cũng dẫn đến rạn nứt hôn nhân, hạnh phúc gia đình.
Sao mình không như Nhật Bản, Brazil coi đó là 1 nghề để kiếm sống, các gái làng chơi phải đi khám 6 tháng 1 lần, có chứng chỉ sức khỏe mới được tiếp tục hành nghề. Ví như World Cup Braizl vừa rồi, có lẽ nhiều đất nước trên thế giới khi xem video bong da họ sẽ ăn mừng bằng cách gọi gái mại dâm, nhưng tại Ấn Độ thì họ lại đi hiếp dâm và giết người. Vậy nên chọn cách phổ biến hơn là ngăn cấm.
Bà Đỗ Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hành động vì cộng đồng (REACOM) cho hay: “Người đàn ông đi mua dâm bị công khia danh tính, vợ và con sẽ tổn thương lắm. Đối với văn hóa Á Đông, công khai người mua dâm là bêu xấu cả gia đình, dòng họ”.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luậnxã hội (Viện xã hội học) cho rằng, câu chuyện công khai danh tính của người mua dâm không phải là câu chuyện giờ mới được đặt ra, mà nó đã từng được đặt ra rất lâu rồi. “Việc công khai danh tính của người mua dâm xét cho cùng chỉ có ý nghĩa đối với các cán bộ, đảng viên, công chức làm việc ở các cơ quan công quyền, còn với những người không có vị trí xã hội thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả”, ông Bình cho biết.
Hà Nội đề xuất công khai danh tính người mua dâm: Đòn cuối để ngăn chặn người mua bán dâm?
Tuy nhiên, nhiều người lại nêu ý kiến, bên cạnh việc lên án những người bán dâm thì cũng cần phải “đưa ra ánh sáng” những người đã mua dâm, công bố danh tính những người mua dâm, vì đây là biện pháp nhằm hạn chế tệ nạn này. Hầu hết những người dân được hỏi đều ủng hộ đề nghị này của UBND TP Hà Nội.
Chị Giang (Láng Hạ, Hà Nội) rất bức xúc khi đề cập đến vấn đề này: “Tôi nghĩ lẽ ra việc công khai danh tính người mua dâm phải thực hiện từ lâu rồi chứ chả phải đến bây giờ. Cứ bảo là nếu công khai danh tính thì sợ tan vỡ hạnh phúc gia đình, sợ mất danh dự. Thế biết sợ sao các ông còn đi mua dâm làm gì. Còn bảo tổn thương đến dòng họ, gia đình thì các cô gái không may có hoàn cảnh éo le quá đành phải đi bán dâm bị công khai mặt mũi lên báo chí thì sao?”.
Chị Linh (Kim Liên, Hà Nội) ủng hộ nhiệt tình: “Công khai là đúng, không có lửa làm sao có khói, các ông không có nhu cầu thì sao người ta dám phục vụ. Mà cứ bảo công khai danh tính chỉ có ý nghĩa với cán bộ, đảng viên. Đại gia, người mẫu, diễn viên, cứ có tiền, có nhu cầu là họ đi. Những người này mà công khai ra cũng ảnh hưởng lớn đến họ, thế cho họ biết đường mà không đi nữa”.
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Hà Nội vì đúng ra việc công khai danh tính cũng giúp hạn chế tệ nạn. “Tất nhiên cũng có người nói vi phạm đời tư song theo tôi chúng ta tôn trọng đời tư với điều kiện không ảnh hưởng đến phát triển xã hội, chứ đây lại là hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội. Đây cũng là một biện pháp mạnh mẽ đối với người tham gia mua dâm. Tại sao lại chỉ công khai đối tượng bán dâm? Rõ ràng từ trước tới nay chúng ta đã đối xử với người bán dâm và người mua dâm không công bằng, trong khi cả 2 cùng tham gia. Hơn nữa, người chủ động lại thường là người mua dâm”.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội quan điểm: “ Tôi cho rằng, kèm theo hình thức phạt nặng, phải có hình thức bổ sung đi kèm là công khai danh tính. Chỉ có phạt tiền thôi là chưa đủ vì nếu người mua dâm là đại gia thì anh sẽ nghĩ cứ có tiền để đi làm bậy!
Chính vì thế phạt tiền không thể răn đe và không phú hợp với thực tiễn cuộc sống nếu không sẽ không khả thi và nảy sinh nhiều tiêu cực. Do vậy, bên cạnh việc phạt tiền nguời bán dâm thì biện pháp răn đe khác chính là công khai danh tính, kèm theo các giải pháp kinh tế và xã hội như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ giải quyết việc làm mới là tổng hợp các biện pháp đem lại hiệu quả cao hơn”.
Vẫn chờ thực thi
Việc đề xuất công khai danh tính người mua dâm dù nhận được sự đồng tình của dư luận, nhưng bên cạnh đó, người dân vẫn rất băn khoăn việc thực thi làm sao cho hiệu quả.
Dẫu biết rằng, mại dâm là một cách giải quyết nhu cầu của cánh đàn ông. Và việc “đàn ông với nhau” thường khiến nhiều nam cán bộ... cảm thông và cho qua khi nhận được giấy thông báo gửi về địa phương khi một người bị phát hiện mua dâm. Theo như chia sẻ với báo chí TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thì trong một lần đi nghiên cứu, bà khi hỏi các cán bộ xem họ đã gửi được hồ sơ nào về địa phương chưa, bà nhận được câu trả lời hồn nhiên rằng: “Đàn ông với nhau ai lại làm thế!”. Điều đó có nghĩa, dù là hình thức xử phạt nào nhưng việc thực thi vẫn là quan trọng nhất.
“quan trọng là lúc bị bắt, người ta có dám công khai tên tuổi mấy ông mua dâm hay không? Hay bảo là công khai xong rồi lại để đấy. Giờ báo chí đầy ra đấy, đâu chỉ cứ đánh công văn giấy tờ về cơ quan, tổ chức hay gia đình, chỉ cần lúc cả gái bán dâm và người mua dâm bị bắt, chụp hết ảnh đưa lên báo giấy, báo mạng là xong”, chị Vân (Nguyên Hồng, Hà Nội) bức xúc cho biết.
Các học giả, nhà nghiên cứu có người ủng hộ, người không ủng hộ, nhưng nhiều người dân đang được hỏi thì đây là vấn đề họ rất bức xúc, đặc biệt đối tượng là nữ giới. Họ vẫn trông chờ những biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn được tình hình mại dâm ngày càng nhức nhối trong xã hội từ phía các cơ quan, chính quyền Nhà nước, để không chỉ làm giảm tện nạn xã hội mà còn gián tiếp góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình, lứa đôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét