Dù chỉ mới 7 năm từ khi thành lập (tháng 8/2011) Xiaomi đã chuẩn bị chào sàn với thương vụ IPO có giá trị ít nhất 50 tỉ USD. dự đoán đây sẽ là đợt phát hành cổ phiếu lớn nhất trên thế giới, gấp đôi giá trị của Alibaba (25 tỉ vào 3 năm trước)
Được định giá gần 46 tỉ USD trong vòng gọi vốn năm 2014, Xiaomi trở thành công ty công nghệ chưa lên sàn có giá trị nhất tại thời điểm đó. Được hậu thuẫn bởi lượng đơn hàng đặt nhanh chóng và chiến dịch quảng cáo tốt trên mạng xã hội, công ty này trở thành startup lớn thứ 3 chỉ sau Didi Chungxi và Uber, theo như dữ liệu thống kê của CB Insights.
Trong khi công ty chưa có dự kiến cụ thể, nhà sáng lập và là chủ tịch Lei Jun phát biểu trong hội chợ World Internet ở Wuzhen rằng ông đang tìm cách "đưa ý tưởng kinh doanh của Trung Quốc sang những nước khác". Và dĩ nhiên, một thương vụ IPO có thể đem lại nguồn lực đủ lớn để tạo ra điều đó.
Sự trở lại vào năm 2017
Sau những năm thăng trầm, công ty với cái tên "hạt gạo nhỏ" của Trung Quốc đã đem lại những cú hích lớn vào năm 2017. Lượng bán điện thoại của công ty vượt cả Apple trong quý 2 ở thị trường Trung Quốc, tất cả đều nhờ những mẫu mới và chiến lược bán hàng trực tiếp.
Hiện phần lớn những chiếc Xiaomi đang được bán trên kênh trực tuyến, một phương thức mới mà công ty đang ứng dụng gần đây đó là những cửa hàng vật lý. Những địa chỉ này đem lại cho khách hàng một nơi để trải nghiệm sản phẩm và xử lý các vấn đề hậu mãi. Họ đang lên kế hoạch mở đến 1.000 "Mi Home" (cửa hàng bán Xiaomi) cho đến năm 2019 – gấp đôi lượng cửa hàng hiện có của Apple. CEO Lei tin rằng phương thức mới kết hợp kênh trực tuyến sẽ là cách để đạt lượng bán 100 triệu thiết bị trong năm 2018.
Nhưng sự cạnh tranh trong nước vẫn đang khốc liệt, Xiaomi bị kìm kẹp giữa hãng điện thoại cao cấp Huawei và những đơn vị bán hàng rẻ hơn như Vivo và Oppo. Dẫu vậy, những nhà đầu tư giai đoạn đầu như Hans Tung của GGV Capital không tỏ ý lo ngại, ông đề cao hệ thống sinh thái của Xiaomi "họ đang nỗ lực và đã làm cực kỳ tốt ở Trung Quốc và Ấn Độ" trích lời Tung trong cuộc phỏng vấn với CNBC
Bùng nổ phát triển ở Ấn Độ
Xiaomi đã tạo một bước phát triển đáng ghi nhân ở Ấn Độ với mức tăng trưởng thị phần lên tới 290% trong quý 3 suốt nhiều năm. Nhà phân tích thị trường ở IDC cho rằng đây nhờ sự phát triển các gian hàng Mi Home, và những hợp đồng đối tác với những nhà bán lẻ lớn.
Với kênh trực tuyến, chiếc điện thoại của công ty nhằm vào tầng lớp trung với mức giá hợp lý để đẩy nhanh khối lượng bán. Họ sở hữu chiếc smartphone đứng thứ 2 về lượng bán ra chỉ sau Samsung. 3 trong top 5 dòng điện thoại bán chạy ở Ấn độ thuộc về Xiaomi, những phân tích của Counterpoing Research cho thấy khả năng hãng này trở thành người nắm giữ thị phần lớn nhất ở đây là chuyện có thật trong tương lai gần.
"Chúng tôi dự đoán rằng Xiaomi nếu tiếp tục trên đà này sẽ vượt mặt cả Samsung trong vài quý tới", trích lời nhà phân tích Rushabh Doshi ở Canalys. Dữ liệu của IDC cho thấy IDC chiếm tới 17% thị phần ở Ấn độ, chỉ vài phần trăm nữa là trở thành công ty nắm thị phần lớn nhất.
Sau gót chân ở Ấn độ, Xiaomi tiếp bước đến Tây Ban Nha vào tháng 11 này. Công ty chọn Madrid làm cửa ngõ gia nhập thị trường châu Âu với một lượng người dùng đông đảo mua trực tuyến của nhãn hàng này. Công ty sẽ mở 2 Mi home và hợp tác với những công ty bản địa để làm kênh phân phối và dịch vụ khách hàng.
Các sản phẩm chào bán
Bên cạnh việc phát triển về mặt địa lý, sự thành công của Xiaomi đến từ hơn 80 đầu sản phẩm, "người dùng trở thành fan của công ty không chỉ vì điện thoại của Xiaomi, mà còn rất nhiều những sản phẩm mà công ty bán", theo lời Tung. Xiaomi đã ngang bằng với fitbit về lượng bán, vượt cả Apple Watch. Công ty còn có kế hoạch phát triển giày thông minh trong đầu năm nay nhưng chỉ tập trung vào thị trường trung quốc.
Bước phát triển lớn nhất đến từ cái bắt tay với Baidu về trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật. 2 bên sẽ hợp lực vào DuerOS để tăng trải nghiệm người dùng với những sản phẩm của Xiaomi
Định giá IPO
Với những gì công ty đã làm được trong năm qua, giá trị của thương vụ IPO được Simon Lee, giáo sư của CUHK phân tích "tôi tin rằng 50 tỉ USD là giá trị quá cao khi tính đến doanh thu và lợi nhuận của công ty". So sánh với giá trị vốn hóa và doanh thu "thì nó quá khập khiễng", nhưng thời điểm này là thời điểm tốt cho nhà phát hành IPO.
"Thị trường vẫn đang ở mức đỉnh.. và mục đích của IPO là gọi vốn", Lee nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét